2021-06-10 17:24:53

Theo một nghiên cứu mới: toàn bộ coronavirus trên thế giới cộng lại chỉ nặng dưới 10 kilogram


  1. Các phần tử coronavirus đơn lẻ (hay virion) tấn công tế bào của chúng ta là làm ta bị ốm.

  2. Nhưng toàn bộ các phần tử virus đơn lẻ trong một người ốm nhẹ hơn một hạt anh túc, theo một nghiên cứu mới đây.

  3. Các nhà nghiên cứu ước tính tổng trong lượng của tất cả các phần tử đơn lẻ của virus này di chuyển trong người chỉ chưa đến 22 pounds (khoảng 10 kilogram).

Các phần tử đơn lẻ của virus nhỏ đến mức không thể nhìn thấy nếu không dùng các kính hiển vi công suất cao, nhưng chúng lại là thủ phạm tấn công các tế bào của chúng ta và sinh sôi bên trong cơ thể con người.

Trong trường hợp coronavirus, các nhà khoa học ước tính mỗi người bị nhiễm bệnh có khoảng từ 1 billion (109) đến and 10 billion phần tử coronavirus đơn lẻ lúc ở điểm đỉnh. Thế có nghĩa là lúc này có cỡ 1015 phần tử như vậy đang lưu thông trong toàn loài người (thế giới đang ghi nhận cỡ 323,000 các ca COVID-19 mới mỗi ngày).

Nhưng nếu bạn cộng tất cả các phần tử đơn lẻ (virions) trên quả đất thì chúng nặng không quá 22 pounds (10 kilograms). Và cũng có thể tổng trọng lượng cũng có thể chỉ bằng 100 grams – tức nhẹ hơn 1 pound. Đây là kết quả của các nhà nghiên cứu của Weizmann Institute of Science ở Israel và của Viện Công nghệ bang California (California Institute of Technology- Caltech).

Kết quả này làm ngay cả các nhà khoa học ngạc nhiên, theo ông Avi Flamholz, một nhà nghiên cứu ở Caltech.

Flamholz và các cộng sự ước tính là một tế bào bị lây nhiễm chứa khoảng 100.000 virions – có từ 10 đến 100 trong số này là đang lây lan (infectious). Thế nhưng chỉ cần vài phần tử đơn lẻ đang lây lan là đủ làm cho một người nào đó bị bệnh nặng rồi, ông ta nói.

"Mỗi lần lây nhiễm chúng ta có thể nhận hàng trăm phần tử virus đơn lẻ, nhưng mỗi phần tử này có xác suất lây lan thấp," ông Flamholz nói. "Nhưng khi đã lây chúng cũng sẽ cho ra thêm hàng trăm phần tử mới."

Tất cả các phần tử virus đơn lẻ của người lây bệnh còn nhẹ hơn một hạt anh túc

Để ước tính số phần tử virus đơn lẻ của một người nhiễm bệnh, các nhà nghiên cứu đã dùng các phép đo vật liệu di truyền RNA của virus từ tế bào của loài khỉ Rêzut. Vì không thể làm thí nghiệm trên người do lý do đạo đức, loài khỉ cho chúng ta bức tranh gần nhất của việc virus sản sinh trong cơ thể người. Để làm việc này, các con khỉ bị tiêm virus hai đến bốn ngày trước khi tiến hành đo.

Để xác định có bao nhiêu RNA trong khỉ, các nhà khoa học cho chúng chạy qua máy thermocycler, máy này phát ra một tín hiệu huỳnh quang mỗi khi vật liệu di truyền đi qua nó. Nếu thời gian máy kết thúc một chu trình đo càng nhanh, thì số vật liệu di truyền đi qua RNA sẽ càng nhiều. Họ giả thiết là lượng RNA tương ứng với số phần tử đơn lẻ của virus trong cơ thể.

Tổng quan, họ thấy RNA tập trung nhất trong phổi, do vậy họ lấy con số này để tính trọng lượng của các phần tử virus đơn lẻ trong cơ thể người bị lây. Con số tổng trọng lượng họ tìm ra là từ 1 đến 100 micrograms – tức nhẹ hơn một hạt anh túc đến 100 lần.

Tuy nhiên ông Flamholz đã nói là "cũng có lý do để nghi ngờ vì bạn chỉ đếm RNA mà không thực sự đếm số phần tử virus đơn lẻ lây nhiễm". Do vậy các nhà nghiên cứu ước tính số lượng là một dải khoảng từ 1 billion (109) đến and 10 billion phần tử coronavirus đơn lẻ ở một người. Điều này cũng tính đến việc virus tấn công mỗi người khác nhau, nên một số người có nhiều phần tử virus hơn.

Một lần lây có thể tạo ra đến 100 triệu đột biến

Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả còn tìm thêm một điều khác nữa: khi xác định số phần tử virus đơn lẻ trong một lần lây, họ cũng có thể xác định có bao nhiêu đột biến được tạo ra dựa trên việc xem xét trước tốc độ đột biến của virus.

Họ đã tính được một dạng cho vào trung bình sẽ tạo r aba đột biến trong vòng một tháng. Dù rằng phần lớn các đột biến là vô hại, nhưng họ vẫn lo ngại do virus có thể phát triển tạo ra các sự kết hợp các đột biến nguy hiểm hơn, giúp virus lây nhanh hơn và tránh được vắc-xin.

"Tốc độ xâm nhập của các chủng mới, khả năng kỳ lạ của chúng dễ lây và thời gian ở lâu hơn của chúng trong cơ thể - đó là công việc chúng ta bây giờ cần cộng tác nghiên cứu" ông Flamholz nói.

Các nhà nghiên cứu ước tính, ví dụ như có 1 trong mỗi 200.000 lần lây nhiễm có thể có một đột biến được biết như loại E484K – đó là loại được quan tâm nhất hiện nay.

Ông Flamholz nói nghiên cứu này trước hết là một cảnh báo nữa về việc các phần tử vô cùng nhỏ có thể có tác động đến toàn cầu.

"Chúng ta đang sống trong một thế giới vĩ mô với các vật nặng cỡ 100 kilograms, khi đó lực hấp dẫn đóng vai trò quan trọng. Khi ta nhảy lên, ta bị rơi xuống và chìm xuống đấy bể trừ khi ta bơi đi," ông ta nói. "Các sự kiện này không đúng trong thế giới vi mô".

Nguyễn Hữu Viêm

Nguồn: https://www.msn.com/en-us/health/medical/all-the-coronavirus-particles-in-the-world-combined-weigh-no-more-than-22-pounds-a-new-study-estimates/ar-AAKRE6j?ocid=winp1taskbar

lang="vi-VN" align="CENTER">


Sửa lần cuối 2021-06-10 15:24:53

Bình luận

Bình luận qua Facebook