2016-10-27 07:53:25

Xả lũ

   

     Trên trời vần vũ những đám mây đen. Mưa giăng giăng buông thả trong thung lũng ngập tràn những mảng nước trắng. Không khí nóng nực, báo hiệu những trận mưa còn chưa chịu dừng.

     Trong lớp học tọa lạc trên một dải đất cao, trồi lên giữa thung lũng như một hòn đảo nhỏ, tiếng trẻ em đồng thanh đọc bài vang lên theo nhịp gõ thước của thày giáo Thung:

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

…..

     Kết thúc bài đọc, thày Thung chậm dãi phân tích cho các em ý nghĩa của bài thơ và tình cảm mênh mông của bác Hồ dành cho thiếu nhi. Tiếp theo, giống như trong những tiết học trước, thày không quên dẫn các em trở về với cuộc sống hiện tại bằng chất giọng ấm áp:

- Ngày nay, các em đã được hạnh phúc, được vui tết trung thu, ngắm trăng sáng trong cảnh yên bình, không như các em thiếu nhi ngày xưa nữa. Các em còn được học hành trong ngôi trường khang trang, có đầy đủ điện nước  như thế này, các em có biết vì sao không?

- Thưa thày, bác chủ tịch xã nói rằng vì chúng ta có những con người mới biết theo gương Bác Hồ, luôn „Vì nước thương dân” ạ.

- Các em nói rất đúng, thế các em có thể nói cho thày biết ở địa phương ta có ai là con người mới như thế không?

- Thưa thày bác Chủ tịch xã ạ!

- Thưa thày cô Chủ tịch Hội phụ nữ ạ!

Nhiều cánh tay cùng giơ lên xin nói tiếp, thày Thung chỉ vào một cô bé ngồi cuối lớp đang rụt rè đưa cánh tay gầy, nhỏ trên mặt bàn.

- Thưa thày, ông Solin ạ.

- Sao em lại nói là ông Solin?

- Thưa thày, ông Solin được tạc tượng, đang đứng sừng sững ở cổng trường kia, người ta bảo chúng em nên tôn kính ông vì ông đã có công xây dựng nhà máy thủy điện ở đầu nguồn sông Trẹ, ông đã mang điện về cho chúng ta ạ.

Mặc dù đang trong tâm trạng giảng bài nghiêm túc, thày Thung cũng phải bật cười. Cả lớp không hiểu gì cũng cười theo.

     Thế là thày Thung phải để lại phần giáo án đã soạn để giảng giải cho các học sinh của mình về cái ông Solin. Là người miền xuôi xung phong lên đây dạy học, càng ngày thày càng thấy thương yêu, quý mến những học sinh ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm. Cũng giống như cha mẹ các em, những người dân Vân Kiều thật thà, chất phác, từng được vinh danh có “tấm lòng trong trắng”. Thày nói chậm dãi, nhấn mạnh từng ý để những cái đầu non nớt của các em có thể hiểu được.

     Các em cần hiểu rằng, ông Solin đứng trước cổng trường chúng ta kia là một nhà thơ nổi tiếng của một nước ở châu Âu, đất nước cách xa chúng ta hàng ngàn cây số. Công ty Vinsolin đã cho đặt bức tượng ấy để người Vân Kiều lúc nào những nhớ đến những người đã mang ánh sáng điện đến cho chúng ta, đó là những nhà đầu tư người Việt trở về từ đất nước của Solin.

     Những tiếng ồ, à nho nhỏ vang lên, sau đó cả lớp lại im lặng nghe thày nói tiếp. Ngoài trời mưa bắt đầu dồn dập hơn. Những hạt mưa to gõ vào mái tôn vang lên như tiếng trống làm cho giọng nói của thày giáo Thung bị chìm xuống. Nước ở khe suối bên cạnh trường cũng bắt đầu chảy ào ào. Cây cầu nhỏ bắc qua suối rung lên bần bật. Cả lớp nhốn nháo nhìn ra ngoài cửa sổ. Trận mưa năm ngoái đã cuốn phăng cây cầu này làm cho học sinh phải nghỉ học cả tháng, không biết đợt này có như thế nữa không. Thày Thung nói to, nhắc các em ngồi im để học tiếp. Thực tình thì thày cũng thấy lo lắm, dự báo thời tiết cho biết áp thấp nhiệt đới sẽ gây mưa to, mà mưa to kéo dài thì vùng này chắc chắn sẽ bị lũ quét.

     Nỗi lo của thày Thung cũng là nỗi lo chung của người dân hai làng Tà-Ku và Con-đoon mỗi khi có mưa lũ. Từ ngày có quy hoạnh để xây dựng nhà máy thủy điện Solin người Vân Kiều cả vùng này được đưa về lập làng trong thung lũng Con-cuông. Khi xưa, thung lũng lúc nào cũng ngập tràn nước, chỉ là nơi để người dân đánh cá, bẫy Bìm bịp, Le te. Khi đập Solin hoàn thành, thung lũng Con-Cuông khô ráo, trở thành vùng đất trồng lúa, trồng khoai.  Đoạn sông Trẹ chảy qua đây được đắp bờ, khơi dòng chảy, ngoan ngoãn theo vận hành của nhà máy điện. Làng Tà-Ku nằm bên tả ngạn gồm những người theo công giáo, làng Con-đoon nằm bên hữu ngạn sông gồm những người thuần nông, chỉ tôn thờ Thần linh. Thời chiến tranh, dân Tà-Ku nghe ông Diệm nói Chúa đã cử ông ấy chăn dắt muôn dân nên chỉ làm theo ông Diệm. Người Con-đoon thì theo cách mạng, nhiều khi mang cả giường phản ra giúp bộ đội lát đường. Hai làng có nhiều mối thù, kéo dài dai dẳng nhiều năm, kể cả khi hòa bình lập lại. Chỉ khi có dự án nhà máy Thủy điện mới thấy hai làng bớt đi xích mích. Chủ đầu tư trợ cấp đồng đều cho mỗi nhà 10 triệu đồng để chuyển về khu định cư mới (tức thung lũng Con-cuông). Đất thì xã cấp, đủ để có nhà, có tí vườn trồng rau. Dân Tà-ku hỉ hả vì cảm thấy được đối xử công bằng, bây giờ lại sống gần nhau, chỉ cách một con sông, nên bảo nhau bỏ đi mối hiềm thù cũ. Dân làng Con-đoon thì lúc nào cũng tự hào là người của cách mạng, cán bộ xã bảo phải đoàn kết, hữu nghị với dân Tà-Ku sao lại không nghe. Mấy năm nay, mỗi khi làng này có việc thì làng kia lại cử đoàn đại biểu sang thăm, chúc tụng.

     Chuyển về sống trong lũng Con-cuông người Vân Kiều không được sống theo kiểu của ông cha nữa. Cái rừng rậm đã bị người ta phá đi để làm hồ chứa nước.  Những đỉnh núi cao ngày xưa um tùm là thế mà bây giờ trơ trọi toàn là những hòn đá chỏng trơ. Ai cố chịu đi xa để kiếm con nai, cái nấm cũng chẳng được. Ngày xưa làm nương, làm rẫy, vừa làm vừa chơi vẫn đủ. Bây giờ làm ruộng nước đã khó lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thiên tai nên làm nhiều mà vẫn không đủ thóc ăn. Khổ nhất là vào mùa mưa lũ, nước cứ đâm thẳng từ đỉnh núi vào nhà. Năm nào cũng lo chống lũ, lo làm nhà mới, cuộc sống như như đang nhào lộn trong cái chăn rách lúc mùa đông.

     Nhưng cán bộ bảo lũng Con-cuông đã được công nhận là điểm thoát nghèo. Không thể là nơi nghèo được vì nơi đây có đủ điện, đường, trường học. Nhà ở thôn quê mà trông vuông vức, đứng thành hàng lối có khác gì phố xá ở Thủ đô. Từ ngày có điện, nhiều nhà đã có Ti-vi, mỗi xóm có một nơi họp hành và tổ chức đám cưới, gọi là nhà Văn hóa. Nhà Văn hóa để làm nơi vui cho người lớn, người già. Trẻ con thì có chỗ chơi game trong quán của mấy doanh nghiệp tư nhân. Cuộc sống như vầy thì dù có thiếu ăn vài tháng, đau ốm mươi ngày chưa mua được thuốc cũng vẫn là hạnh phúc – bà chủ hiệu tạp hóa kiêm cho vay nặng lãi ở đầu làng nói vậy.

     Những người từ xa đến đây cũng phải công nhận là dân lũng Con-cuông không nghèo. Từ khi có điện về làng, cứ dăm bữa nửa tháng là các làng lại tổ chức tưng bừng lễ hội. Dân Tà-ku theo Ki-tô giáo nên các cuộc hội hè tựu trung là làm các việc dâng hương kính Chúa. Bên Con-đoon thì nhiều lễ hội hơn. Ỷ thế đông người, lại có nhiều người làng kinh doanh thành đạt, làm quan to trên xã, lễ hội làng Con-đoon lúc nào cũng hoành tráng. Ngoài việc trống dong, cờ mở, đâm trâu, mổ lợn để ăn mừng, làng Con-đoon còn mời khách khứa gần xa, nhiều khi có cả cán bộ cấp tỉnh, cấp trung ương về dự. Năm rồi lẽ ra Con-đoon còn được nhận danh hiệu “Đơn vị nông thôn mới”, chỉ hiềm vì nhà Văn hóa xây mãi không xong nên bị khất lại.

     Mưa càng ngày càng to. Những con nước trên các sườn núi ầm ầm đổ về, trào lên khỏi lòng suối. Chiếc cầu mất hút sau một tiếng kêu chói tai và những mảnh ván nhỏ bắn tung lên sân trường. Thày Thung nói to:

Tất cả các em ngồi xuống, không ai được nhìn ra ngoài.

Bản thân thày cũng không biết làm gì nữa khi nghĩ rằng cơn lũ này sẽ cô lập thày trò ít nhất là cho đến ngày mai.

     Nước từ các dòng suối cùng ào ạt đổ về thung lũng Con-Cuông. Các con đường làng đã ngập nước đến ngang đầu gối. Mọi người không dám ra khỏi nhà, vội vã chuyển các bao tải lúa và đồ đạc quý giá lên cao. Xem chừng đợt mưa này có thể còn nhiều nước hơn đợt mưa năm ngoái. Lậy chúa chứng giám, xin người hãy cứu vớt chúng con! Những người đàn bà chỉ biết ngồi im cầu kinh, đám đàn ông xăng sái đi tắt điện, mở cửa các chuồng gia súc. Có tiếng loa điện nói to ngoài đường:

     Tất cả các gia đình chú ý nghe thông báo qua đài phát thanh của xã, có khả năng nhà máy thủy điện sẽ xả nước dự trữ, khi đó tất cả các gia đình đều phải chuyển lên đê. Các đồng chí thanh niên phải sẵn sàng làm nhiệm vụ giúp đỡ các gia đình neo đơn khi có lệnh.

     Mưa vẫn như trút nước xuống cả vùng. Màn đêm kéo đến đen kịt, càng làm cho nỗi sợ hãi dâng lên trong mỗi căn nhà. Nỗi sợ trở thành bản năng từ khi dân làng về sống trong thung lũng bởi nhà của họ xây trong những khu đất quy hoạch, vừa thấp lại không chắc chắn. Một trận bão hay một dòng nước lũ ập vào là tất cả sẽ ra đi. Không biết trời còn mưa đến bao giờ nữa?

     Nhiều gia đình có người già và trẻ em đã bắt đầu lục tục đưa người lên đê. Người ta í ới gọi nhau. Tiếng lợn kêu, chó sủa cùng với những tiếng khóc của trẻ con cứ như được chỉnh to dần lên khiến cho bầu không khí càng trở nên ngột ngạt. Vẫn chưa có chủ trương của xã, các gia đình tự bảo nhau chuyển người và đồ ăn thức uống lên các điểm cao.

     Tại trụ sở xã, ông chủ tịch Lân cùng với Ban chống lụt bão, cả thảy 25 người đang nóng lòng mong đợi những thông tin triển khai công tác chống lụt bão từ Ủy ban huyện. Ai cũng ngó ra ngoài cửa sổ, không thể ngồi yên một chỗ được. Chỉ nghĩ đến cái cảnh xả lũ của nhà máy thủy điện ở Quảng Nam năm trước là ai nấy đều giật thót tim. Đồng hồ chỉ 10 giờ đêm, tiếng chuông điện thoại kéo mọi người ra khỏi cơn lo khắc khoải. Nhưng tin đến bất thường đã không kịp để cho các thành viên trong Ban nói với nhau một vài câu chuyện. “Chỉ còn nửa tiếng đồng hồ nữa nhà máy điện Solin sẽ xả lũ” …Ông chủ tịch kịp nói mấy câu ngắn gọn rồi ra lệnh ai về nhà nấy, trước tiên lo cho gia đình mình, sau đó tập hợp lại theo lệnh của Ban. Mọi người túa ra cửa, phát thanh viên liền bật máy để truyền tin chạy lũ tới các gia đình. Vừa nói xong câu “bà con chú ý” thì điện trong phòng vụt tắt, tiếng nói từ chiếc micro bật lại tai của người phát nó ra. Những người còn lại nhìn nhau trong giây lát rồi hốt hoảng chạy nhanh ra khỏi trụ sở.

     Nước lũ từ đập Solin xả về ầm ầm đẩy nước sông Trẹ tràn qua bờ đê chỉ trong ít phút. Nước tràn qua cánh đồng, tiến thẳng vào làng. Rồi một tiếng vang như tiếng sấm phát ra. Người ta chưa kịp hiểu ra tiếng gì, từ đâu thì đã thấy những dòng nước tung bọt trắng xóa dồn tới trước cửa nhà mình. “Đê vỡ” ….Tiếng kêu thất thanh, tiếng gào thét, chửi rủa vang lên khắp làng. Không bao lâu, tiếng người tan biến đi cùng với những mái nhà và những con bò, con lợn …trong dòng xoáy của những con nước đục ngầu.

     Những cặp mắt đầy sợ hãi của trẻ thơ dồn hết vào khuôn mặt của người thầy giáo trẻ. Chưa bao giờ lớp học có những phút im lặng như lúc này. Các em đang chờ thày nói một câu gì đó. Nhưng thày như mắc ngẹn, không thể nói gì dù là một câu trấn tĩnh cho các em đỡ sợ. Thày ra hiệu cho các em cùng đi ra phía cửa sổ, đưa mắt nhìn về làng. Một biển nước mênh mông, lúc dềnh lên, lúc tụt xuống dưới ngọn tháp của nhà thờ, loang loáng dưới ánh trăng mờ lọt qua những đám mây đen. Một tiếng khóc nức lên, những tiếng khác òa theo. Đám trẻ tội nghiệp ôm nhau, ôm lấy người thầy, mong tìm được chút hơi ấm trong tuyệt vọng. 

     Hai tuần sau cơn lũ

     Đoàn xe mang dòng chữ “Cứu trợ đồng bào vùng lũ Con-cuông” đã tập kết đầy đủ tại sân trường cấp 2. Người dân hai làng Tà-ku và Con-đoon được mời đến từ sáng. Nhiều mái đầu đeo khăn trắng. Những khóe mắt vẫn còn thâm quầng, hằn lên những mất mát, đau thương. Không có tiếng nô đùa của trẻ con, chỉ có những tiếng nói chuyện rì rào và những giọt nước mắt trào lăn trên gò má của những người đàn bà. Ông chủ tịch xã dẫn các vị khách – những nhà cứu trợ ngồi vào sau chiếc bàn danh dự. Rồi ông cất giọng chững trạc qua chiếc loa điện:

    - Kính thưa bà con cô bác, hôm nay đoàn cứu trợ của bà con Việt kiều từ một nước châu Âu xa xôi đã đến đây. Thay mặt bà con trong lũng Con-cuông tôi xin nhiệt liệt chào mừng và tỏ lòng cám ơn tới những tấm lòng nhân ái, đầy tình cảm yêu thương của bà con bên hải ngoại.

     Tiếng vỗ tay vang lên xen lẫn nhiều tiếng khóc nức nở. Ông chủ tịch nói tiếp:

Những kiều bào mang quà tới đây cho chúng ta chính là những người Việt đang làm ăn, sinh sống tại đất nước của nhà thơ vĩ đại Solin, người đang đứng trước cổng trường đấy ạ.

     Có tiếng xì xào vang lên, chõ này, chỗ kia có tiếng hỏi, tiếng đáp. Cuối cùng một người đã đứng tuổi, khuôn mặt quắc thước, đi những bước dài về phía bàn đại biểu. Mọi người căng thẳng chờ đợi.

     Tôi xin hỏi thật, các bác có đúng là từ chỗ cái ông Solin kia về không?

     Đúng ạ - một người trong đoàn cứu trợ nhanh nhảu trả lời.

Vậy thì xin lỗi các bác, các bác mang các đồ quý hóa của các bác về mà dùng đi, đừng có nhỏ những giọt “nước mắt cá sấu” trước mặt bà con chúng tôi.

     Mọi người bàng hoàng, những “đại biểu cứu trợ” ngẩn tò te, không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Không chờ mọi người phải hỏi, lão nông kia liền nói tiếp.

     Người của các ông đã về đây xây đập, phá rừng rồi đưa chúng tôi về nơi đất trũng này. Các ông lấy rừng, lấy đất của chúng tôi chưa đủ ư mà còn xả lũ để cho chúng tôi chết hết mới ưng cái bụng. Bây giờ lại còn bày đặt cứu trợ, thật rõ là đồ súc sinh.

     Mọi người cùng ồ lên tán thưởng, một bà nhân thể gào lên, kêu khóc, gọi tên đứa con trai đã bị nước cuốn trôi.  Tình thế trở nên khó xử, không khéo còn xảy ra ẩu đả nữa. Ông chủ tịch bèn hét to lên, cố ý lấy cái uy của mình để giữ trật tự. Khi những tiếng chửi rủa đã im hẳn, ông chủ tịch mới nói chậm rãi:

     Bà con ơi, chúng ta đang hiểu lầm rồi, cái người làm nhà máy điện Solin kia không có dính dáng gì đến những người anh em đang đứng ở đây đâu. Người ấy xả lũ làm cho làng xóm của chúng ta bị cuốn trôi, còn những người này đang cứu giúp chúng ta thực lòng đấy.

     Thế tại sao cái thằng, thằng ….Solin kia nó không tới đây để chịu tội, mang tiền đền bù cho bà con ta mà lại là những người này?

     - Ông ơi, không phải thằng Solin mà là thằng làm nhà máy điện Solin đã làm hại chúng ta. Hiện nay chính quyền đang bắt nó phải đền bù thiệt hại, nhưng vì việc đền bù phải đi đi đúng quy trình nên nó chưa đến ngay ạ.

    - Thế nào là đúng với sai quy trình, đề nghị đưa ngay thằng đó đến đây, treo cổ nó lên thì mọi người mới hả dạ. Còn mấy vị đứng kia chắc chắn không phải là tay sai của nó chứ?

    - Chắc chắn ạ. Tôi xin bà con để các bác đây nói vài lời cho rõ nhé.

Ông chủ tich quay sang nói với trưởng đoàn cứu trợ:

    - Bác lựa lời nói giúp tôi cho bà con hiểu, chúng tôi thật lòng xin lỗi vì không ngờ lại xảy ra sự việc này.

     Trưởng đoàn Trần Văn Sang đã nhiều lần tham gia đoàn cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt nhưng chưa bao giờ gặp sự việc rắc rối thế này. Anh nhủ lòng: Thôi thì mình cứ nói thật lòng mình thôi.

    - Thưa bà con, chúng tôi đại diện cho bà con Việt kiều từ đất nước của Solin rất thông cảm với nỗi oan ức, nỗi đau khổ của bà con. Đành rằng những người làm nhà máy thủy điện Solin, đặt tượng đài Solin ở đây đã có một thời đồng cam cộng khổ với chúng tôi, nhưng bây giờ họ khác rồi. Những con người ấy chỉ muốn trương lên những tượng đài nguy nga tráng lệ làm bức bình phong để dễ dàng ăn cướp của dân. Người Việt ta có câu: “không phải cứ mặc áo cà sa thì phải là sư”, thế nên bà con đừng tin vào những gì chúng nó nói. Việc kiện tụng nhà máy thủy điện Solin của bà con sẽ có chính quyền tiếp sức. Hôm nay chúng tôi chỉ biết mang đến cho bà con những món quà với tình cảm thương yêu, đùm bọc chân thành.

     Nhiều người trong đám đông đã bắt đầu hiểu ra. Những tiếng thì thầm lan tỏa, rồi có tiếng gọi người đàn ông lúc nãy đứng ra xin lỗi đoàn cứu trợ. Trần Văn Sang nhận thấy bà con đã vui vẻ bèn nói tiếp:

     Bà con ở bên ấy khi nghe tin đồng bào miền Trung bị lũ lụt đã tự bảo nhau cùng quyên góp. Chỉ một vài ngày mà số tiền ủng hộ đã lên đến hàng trăm triệu đồng. Đó là tình cảm tự đáy lòng của những người con xa xứ muốn làm bớt đi những nỗi đau, nỗi khổ của bà con ở đây. Hôm nay chúng tôi mới chỉ mang được một phần quà, lần tới chúng tôi sẽ tìm hiểu xem bà con còn cần giúp sức gì nữa và sẽ mang về tiếp. Bà con có vui không?

     Mọi người cùng đồng thanh hô lên: Vui lắm ạ, chúng tôi xin cám ơn nhiều!

     Lấy tay áo lau đi những giọt nước mắt, người Vân Kiều hoan hỉ đón nhận những gói quà của những người bà con từ đất nước Solin. Trong lớp học vắng hoe, thày giáo Thung một mình bên cây đàn Tơ-rưng. Tiếng đàn thánh thót, não nề bay qua khung cửa sổ, hòa quyện vào bầu không khí u ám, nặng nề bay lên từ phía những ngôi nhà đang nằm dưới những lớp bùn đỏ. Dấu vết của khu dân cư mới Con-cuông chỉ còn là những hàng cây đổ gẫy, đang ứa ra những dòng nhựa đen đủi, trông như những cánh tay trần trụi cùng hướng lên bầu trời. 

Vác-sa-va, 10/2016

 Xuân Nguyên

Sửa lần cuối 2016-10-27 05:53:25
  • mabele mabele Tại sao tôi viết lời khai này là bởi vì tôi đã hứa rằng nếu ai đó giúp tôi ra khỏi tình trạng khó khăn mối quan hệ của tôi xứng đáng để được biết đến nhiều hơn bằng thế giới. Tôi 37 tuổi, chồng tôi đã có một câu thần chú tình yêu rất mạnh mẽ về ông rằng một nữ ông biết đặt vào anh ấy và tôi muốn loại bỏ nó như thế này gây ra vấn đề nghiêm trọng trong cuộc hôn nhân của chúng tôi và ông để lại cho tôi cho cô ấy. Nó dường như không gì có thể mang lại cho con đường của chúng ta bên nhau mãi mãi, tôi cảm thấy thực sự xấu bởi vì tôi yêu anh ấy tha thiết. Tôi đã có đêm không ngủ vì tôi bị mất liên lạc và chăm sóc chồng tôi. Tôi ít khi ghé thăm trang web này, nhưng bất cứ lúc nào tôi làm, tôi thấy hai hoặc tích cực hơn đánh giá về một người đàn ông tên dr.egbo và các công trình bí ẩn và kỳ diệu của mình mà tiết kiệm các mối quan hệ và hôn nhân, điều này khiến tôi tò mò. Ngoài ra, tôi thường thấy một số đánh giá khác, mặc dù tôi learn't rằng có rất nhiều kẻ lừa đảo đó, nhưng tôi đã liên lạc với dregbo vì tôi đã bị thuyết phục bởi một testifier tôi liên lạc, mà dr.egbo chính tả là vấn đề lớn. Tôi đưa cho anh ta một cơ hội ra khỏi tinh thần hoài nghi của tôi, nhưng trước sự ngạc nhiên lớn nhất của tôi, chồng tôi gọi cho tôi 2 ngày sau khi dr. EGBO đã cầu nguyện của ông và bỏ ra ngoài các phép vào anh thay cho chồng tôi, rằng anh rất xin lỗi cho tất cả những cơn đau, ông đã làm cho tôi đi qua, ông muốn được trở về nhà. Hiện nay tình yêu của chúng tôi là nhiều hơn thế của Romeo và Juliet, anh sẽ chăm sóc quá tốt của tôi bây giờ, 100% so với trước đây. Tôi biết có những người khác ra khỏi đó, tôi nói nếu bạn tìm thấy dregbosolutioncenter@gmail.com sau đó vấn đề của bạn cũng được giải quyết, ông cũng nói với tôi rằng anh có thể giúp cơ thể bất kỳ trong Kết của bất kỳ trong những vấn đề dưới đây. thử nó và cảm ơn tôi trở lại với địa chỉ email của tôi quá, mabele096050@yahoo.com. (1) Bạn muốn lại cũ của bạn. (2) Bạn luôn luôn có những cơn ác mộng. (3) Để được trong văn phòng của bạn (4) Bạn muốn có một đứa con. (5) Bạn có muốn giàu có. (6) muốn giữ chồng / vợ để được chỉ mãi mãi. (7) là bạn cần sự trợ giúp tài chính. 8) Bạn có muốn được kiểm soát của bạn kết hôn 9) Bạn sẽ bị thu hút bởi những người 10) Sự vắng mặt của trẻ em 11) có một người chồng / VỢ 12) chữa trị cho bất kỳ bệnh. Liên baba hôm nay và bạn sẽ được vui mừng bạn đã làm. E-mail: dregbosolutioncenter@gmail.com 2017-02-13 05:32:27

Bình luận

Bình luận qua Facebook