Hôm mới rồi về quê vợ, trên đường xuống đồng cói Nga Sơn lại biết ở đây có chợ Chớp. Cái tên chớp nghe lãng mạn làm sao, nó như khóe mắt thiếu nữ e thẹn. Nhưng giống chợ Vồ, chợ Chớp chỉ họp độ 1 giờ đồng hồ, nhanh như chớp mắt, nào có thi vị gì đâu. Ai mà chậm chân là hết hàng.
Tại ngã ba Lồng của vùng đất Nga Sơn còn cái chợ nữa được gọi luôn là chợ Lồng, chẳng biết có phải chạy lồng đến cho nhanh kẻo hết hàng. Có đứa nghịch ngợm một hôm tháo đi chữ “g”, mấy ngày chính quyền mới biết, ôi riêu quá.
Ngay thủ đô, cuối đường Bà Triệu lại có chợ Đuổi. Chợ này có món cháo lòng tiết canh ngon tuyệt. Nhưng chắc vì họp bên đường làm nghẽn giao thông nên thường xuyên bị giải tán mà được kêu luôn là chợ Đuổi. Tên những chợ này giống như chuyện vui dân gian... Tất cả đều do người dân tiện mồm nói ra rồi tự nhớ với nhau mà chẳng bao giờ nó hiện diện trong giấy tờ sổ sách của chính quyền.
Không phải chỉ những chợ mới có những cái tên đầy gợi cảm như thế. Ở gần chợ Chớp còn có chùa Cháy. Hỏi tên cúng cơm của chùa chẳng còn ai nhớ. Chỉ biết ngôi chùa đó thời đánh Pháp, du kích hoạt động thường ẩn náu ở đó, nên Tây đốt cháy. Sau này dân dựng lại lấy luôn cái tai nạn đó đặt cho tên chùa. Bây giờ người dân cũng chỉ biết đến Cháy là tên chùa.
Ở thị xã Thái Nguyên, có con đường nhỏ từ trung tâm đi vào chùa Phủ Liễn. Trước đây chẳng có người ở nên hoang vắng. Sau này người dân thấy đất bỏ hoang tìm đến làm nhà mở cả dãy hàng thịt chó đủ món rồi tiện mồm gọi luôn là phố Chó. Bây giờ phố xây dựng khang trang, có tên mới nhưng hỏi phố Chó thì vẫn dễ tìm hơn.
Xa hơn nữa có chuyện khi vua Nguyễn đi đánh trận qua vùng đất Ninh Bình, đến một ngã ba không biết bị giật mình vì cái gì mà con ngựa ngài cưỡi bỗng lồng lên, ngài nhón chân trên bàn đạp kêu lồng? Quan chép sử đi bên cạnh tưởng ngài kêu tên đất bèn ghi chữ Lồng, nên bây giờ ở đó có ngã ba Lồng. Nhưng trong lúc nhổm người lên thì chiếc yên rơi mất, khi ngựa về nước kiệu ngài mới biết mất yên, quay lại hỏi: yên mô? Nghĩa là chiếc yên đâu rồi. Quan chép sử đi sau nghe thấy lại ngỡ là ngài bảo là tên đất bèn chép luôn vào sách. Từ đó Ninh Bình có thêm huyện Yên Mô.
Dĩ nhiên tất cả chỉ là giai thoại!
Những câu chuyện về cái tên có từ thực tế đến giai thoại đều rất gần với cuộc sống, vì nó gần gũi và dễ nhớ... Đó cũng là một nét văn hóa Việt rất đáng yêu.
Không phải chỉ những chợ mới có những cái tên đầy gợi cảm như thế. Ở gần chợ Chớp còn có chùa Cháy. Hỏi tên cúng cơm của chùa chẳng còn ai nhớ. Chỉ biết ngôi chùa đó thời đánh Pháp, du kích hoạt động thường ẩn náu ở đó, nên Tây đốt cháy. Sau này dân dựng lại lấy luôn cái tai nạn đó đặt cho tên chùa. Bây giờ người dân cũng chỉ biết đến Cháy là tên chùa.
Ở thị xã Thái Nguyên, có con đường nhỏ từ trung tâm đi vào chùa Phủ Liễn. Trước đây chẳng có người ở nên hoang vắng. Sau này người dân thấy đất bỏ hoang tìm đến làm nhà mở cả dãy hàng thịt chó đủ món rồi tiện mồm gọi luôn là phố Chó. Bây giờ phố xây dựng khang trang, có tên mới nhưng hỏi phố Chó thì vẫn dễ tìm hơn.
Xa hơn nữa có chuyện khi vua Nguyễn đi đánh trận qua vùng đất Ninh Bình, đến một ngã ba không biết bị giật mình vì cái gì mà con ngựa ngài cưỡi bỗng lồng lên, ngài nhón chân trên bàn đạp kêu lồng? Quan chép sử đi bên cạnh tưởng ngài kêu tên đất bèn ghi chữ Lồng, nên bây giờ ở đó có ngã ba Lồng. Nhưng trong lúc nhổm người lên thì chiếc yên rơi mất, khi ngựa về nước kiệu ngài mới biết mất yên, quay lại hỏi: yên mô? Nghĩa là chiếc yên đâu rồi. Quan chép sử đi sau nghe thấy lại ngỡ là ngài bảo là tên đất bèn chép luôn vào sách. Từ đó Ninh Bình có thêm huyện Yên Mô.
Dĩ nhiên tất cả chỉ là giai thoại!
Những câu chuyện về cái tên có từ thực tế đến giai thoại đều rất gần với cuộc sống, vì nó gần gũi và dễ nhớ... Đó cũng là một nét văn hóa Việt rất đáng yêu.
Bài và tranh minh họa: ĐỖ ĐỨC (TT&VH)
Bình luận