2017-12-17 17:00:33

Hướng dẫn cho người bắt đầu đăng ký kinh doanh tại Ba Lan (Phần I)

Để bắt đầu kinh doanh, ta phải đăng ký.

Khái niệm về kinh doanh đã được nêu trong điều 2 Luật về tự do kinh doanh ra tháng 7 năm 2004. Theo nội dung của luật trên đó là các hoạt động sản xuất, xây dựng, buôn bán, dịch vụ và tìm kiếm, nhận biết và khai thác hầm mỏ, cũng như các công việc thực hiện có tổ chức và liên tục.

Tóm lại, nếu một người thực hiện liên tục và có tổ chức các hoạt động có thu nhập phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh. Ví dụ tốt nhất là việc bán các đồ trang sức tự làm lấy trên mạng Alegro hay các trang mạng khác hay bán hàng hóa ở chợ địa phương. Ngoài ra cần nhấn mạnh là ngoài việc có thu nhập, còn có các hoàn cảnh khác chứng tỏ đang kinh doanh.

Mỗi hoạt động có thu nhập được thực hiện liên tục hay có tổ chức thỏa mãn định nghĩa về kinh doanh và vì vậy, phải đăng ký. Không phụ thuộc vào việc người có khả năng kinh doanh bán hàng trên các trang mạng hay dạy thêm, bán ąuán ăn uống. Nếu các hoạt động trên có thu nhập, thì phải đăng ký.

Các dạng tổ chức và kinh doanh hợp pháp

Luật ąuy định vài dạng tổ chức-pháp lý của kinh doanh. Về nguyên tắc có thể có 3 loại:

Nhóm I -Các công ty của luật buôn bán theo các ąuy định của Luật về các công ty buôn bán.

Các công ty cá nhân (Spółki osobowe):

- công ty công khai (spółka jawna)

- công ty cổ phần giới hạn (limited partnership- spółka komandytowa)

- công ty cổ phần giới hạn- cổ phần (spółka komandytowo-akcyjna)  

- công ty liên kết (spółka partnerska)

Các công ty có vốn (Spółki kapitalowe):

- công ty cổ phần (spółka akcyjna)

- công ty trách nhiệm hữu hạn (spółka z ogranćzoną odpowiedzialnością)

Nhóm II -Các dạng tổ chức-pháp lý về kinh doanh do Luật Dân sự ąuy định.

- kinh doanh cá thể (một người)

- công ty dân sự (spółka cywilna)

Nhóm III – Các dạng tổ chức -pháp lý khác

- quỹ (fundacja)

- hiệp hội (stowarzyszenie)

- hợp tác xã (spółdzielnia )

- các xí nghiệp nhà nước (przedsiębiorstwo państwowe)

Để minh họa cách thức và các công việc liên quan đến bắt đầu kinh doanh, ta sẽ phân tích hai dạng sau: kinh doanh cá nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Kinh doanh cá thể (Jednoosobowa dzialalność gospodarcza)

Muốn xin kinh doanh cá thể, phải điền biểu mẫu CEIDG-1 và nộp nó cho Ủy  ban Thành phố (urząd miasta) hay xã, quận (urząd gminy). Khi đã hoàn thành các mục đăng ký kinh doanh xong và chính thức có thể coi mình là doanh nhân, các bước quan trọng tiếp theo là: xin Mã số Đăng ký kinh doanh (Numer Regon) và Mã số thuế (Numer Identyfikacji Podatkowej, viết tắt là NIP).

Nếu lúc xin đăng ký kinh doanh cá nhân, doanh nhân tương lai đã có cấp số NIP thì số này sẽ không thay đổi. Còn nếu khi nộp mẫu đăng ký CEIDG-1 chưa có số NIP thì sẽ được cấp sau khi đăng ký.

Số NIP là cần thiết để phục vụ khai thuế - ví dụ như thuế hàng hóa và dịch vụ (nếu phải nộp VAT). Còn số  REGON là cơ sở để làm việc với Sở thuế hay Bảo hiểm Xã hội (Zaklad Ubezpieczeń Społecznych - ZUS). Phải dùng số này khi hạch toán hay ký hợp đồng. Regon cần có ghi trên mọi con dấu của hãng (cũng như mã số thuế NIP, địa chỉ và tên đầy đủ của hãng).

Khi nộp mẫu đơn CEIDG ta không phải nộp lệ phí. Thêm vào đó, các đơn vị trả thuế VAT phải nộp mẫu VAT-R ở sở thuế (urząd skarbowy), cũng không phải trả lệ phí cho việc này.

Ngoài biểu mẫu CEIDG-1 và VAT-R còn cần nộp cho ZUS các biểu mẫu ZUS ZUA hay ZUS ZZA. Một điểm quan trọng là từ năm 2017, mọi thứ có thể nộp trực tiếp ở Ủy ban Thành phố - chỉ việc nộp kèm theo các biểu mẫu tương ứng.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (Spółka z o.o.)

Có thể tự nộp hay nộp cùng với cộng sự (wspólnik).

Ai có thể là cộng sự?

- các cá nhân

- các công ty khác (ví dụ một công ty trách nhiệm hữu hạn khác, một công ty cổ phần hay công ty cá nhân)

- cộng sự của công ty trách nhiệm hữu hạn không thể là công ty dân sự.

Để lập công ty trách nhiệm hữu hạn cần phải:

- ký hợp đồng công ty;

- các cộng sự đóng phần vốn của mình vào vốn của công ty;

- bầu hội đồng quản trị (zarząd); hội đồng có thể chỉ có một hay một nhiều hơn các thành viên; thành viên của hội đồng do quyết định của các cộng sự chọn, trừ trường hợp hợp đồng công ty quy định khác (ví dụ chỉ có Ban điều hành (Radza nadzorca) có quyền bầu thành viên hội đồng quản trị);

- ghi vào danh sách đăng ký (wpis do rejestru).

Nếu như luật hay hợp đồng của công ty đòi hỏi (điều này bắt buộc nếu số vốn của công ty vượt con số 500 nghìn zloty và số cộng sự nhiều hơn 25 người) thì còn cần lập Ban điều hành (Rada Nadzorcza hay Ban Kiểm tra (komisja rewizyjna).

Các tổ chức của công ty có thể quy định ở văn bản công chứng (akt notarialny) có chứa hợp đồng công ty hay ở trong một nghị quyết riêng ngay sau khi ký hợp đồng công ty.

Để lập công ty trách nhiệm hữu hạn cần có vốn điều lệ, tối thiểu là 5000 zł (giá trị một cổ phần không thể dưới 50zł).

Khi đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn cần nộp:

- Hợp đồng công ty (hay văn bản thành lập nếu đó alf công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên). Hợp đồng công ty ở dạng văn bản công chứng. Trong hợp đồng các cộng sự thống nhất chọn tên công ty, tên này tùy ý nhưng không được trùng với tên các công ty đã tồn tại, và phải đi kèm với chữ „công ty trách nhiệm hữu hạn". Hợp đồng công ty xác định trụ sở công ty, các hoạt động, số vốn điều lệ, mỗi cộng sự có thể có nhiều hơn một cổ phần không và giá trị cổ phần mỗi người sở hữu.

- Tuyên bố của mọi thành viên hội đồng quản trị là số vốn điều lệ đã được mọi cộng sự đóng đủ.

- Chứng cứ đã thành lập xong các tổ chức của công ty (nếu hợp đồng công ty không nêu rõ điều này).

- Danh sách các cộng sự, họ và tên hay các công ty tham gia và số cổ phần của mỗi đơn vị.

- Họ tên địa chỉ của các thành viên Hội đồng quản trị.

- Họ tên hay hãng cùng trụ sở và địa chỉ của thành viên duy nhất nếu công ty chỉ có một người.

- Tuyên bố đồng thuận chọn người đại diện cho công ty, người sẽ thanh toán công ty (likwidator) và người được ủy quyền (prokurent) để nắm các chức vụ tương ứng. Đòi hỏi này không cần thiết nếu đề nghị ghi việc này vào được ký bởi người có tên trong chính nội dung ấy hay người này đã ủy nhiệm cho một người khác ký nó, hoặc sự đồng thuận đã có ghi ở trong biên bản cuộc họp của tổ chức đã chọn người đã nói hoặc đã có ghi trong hợp đồng công ty.

- Chứng cớ đã trả lệ phí cho tòa án để công bố.

- Việc ghi vào đăng ký do tòa án khu vực phụ trách nơi có trụ sở công ty làm.

- Đơn xin ghi nhận làm trên biểu mẫu hành chính KRS-W3

- Không cần nộp đăng ký cho Tổng cục Thống kê GUS (REGON), đăng ký với  ZUS cũng như với sở thuế để xin số NIP (trừ khi công ty muốn nộp thuế giá trị gia tăng VAT). Cũng không cần gửi bản sao hợp đồng công ty và giấy chứng nhận có quyền dùng địa điểm hay bất động sản mà cho đến nay, tòa ghi vào đăng ký gửi đến sở thuế.

Các dữ liệu nộp cho tòa cùng với đề nghị ghi vào KRS sẽ tự động được gửi đến các nơi cần thiết. Cùng với quyết định của tòa về việc ghi danh vào KRS, bạn cũng sẽ nhận được quyết định cấp số NIP và REGON.

  (Hết phần I).

 Nguồn: Dịch từ tài liệu do Cơ quan Kiểm tra Thuế Hành chính quốc gia Ba Lan (KAS) cung cấp

Sửa lần cuối 2017-12-17 15:33:58

Bình luận

Bình luận qua Facebook